Chắc
hẳn có một số bạn đã ít nhiều nghe nói đến yến huyết, vậy yến huyết là gì mà
giá thành lại cao như vậy. Yến huyết là gì mà không ít người sẵn sàng
móc hầu bao rất nhiều để sở hữu chúng. Không cần bàn cãi về tác dụng diệu kì mà
tổ yến sào huyết mang lại, một loại tổ yến sào đặc biệt mà thiên nhiên đã tạo
ra. Vì giá thành cao và nhiều người ưa chuộng nên tổ yến sào huyết rất dễ bị
làm giả. Công nghệ lầm giả tổ yến sào huyết đã có từ rất lâu đời nhưng nay tổ yến
sào đã trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với đại đa số người dân nên vấn đề
này mới bị mang ra mổ xẻ nhiều. Vậy người ta đã làm giả tổ yến sào huyết thế
nào để trục lợi ???
Tổ yến
sào huyết đến từ thiên nhiên có màu đỏ sậm, màu đỏ lan tỏa một cách tự
nhiên từ chân tổ yến sào. Tổ yến sào huyết tự nhiên được tạo ra từ những chú
chim yến thuộc phân loại chim yến Aerodramus fuciphagus germani,, một loại chim
yến đặc trưng chỉ có ở một số tỉnh duyen hải miền trung và miền nam Việt Nam và
tập trung rất lớn ở đảo yến Khánh Hòa. Loại tổ yến sào này được thế giới công
nhận là yến vua và có chất lượng cao nhất.
Dùng màu nhân tạo
Cách
đơn giản và dễ làm nhất là dùng phẩm màu để nhuộm đỏ tổ yến sào. Những sản phẩm
như vậy thường được bày bán rất nhiều ở các khu chợ trên địa bàn TpHCM. Tổ yến
sào dạng này không khó để nhận biết, màu đỏ đều hết tổ yến sào và trông rất
giả. Khi ngâm nước sẽ tan màu ra nước và quan sát là thấy ngay.
Để không khí trong nhà yến nhiễm NH3
Ở một
số nhà yến lượng phân chim yến thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Và không khí
trong nhà yến rất hay nhiễm NH3 nếu người chủ nhà yến không dọn dẹp lâu ngày.
Trong suốt quá trình làm nghề của mình thì tôi cũng có để ý một số tổ yến sào
do lâu ngày không thu hoạch, hoặc quên thu hoạch cũng tự động bị ngả màu sang
đỏ ( thời gian càng lâu màu đỏ càng sậm ), qua tìm hiểu thì thấy những tổ yến
sào như vậy là do NH3 có trong phân chim yến bốc lên không khí kết hợp với O2
tạo thành một lượng Nitrit nhất định. Nitrit rất độc hại với con người khi hấp
thu chúng vào cơ thể. Tổ yến sào huyết giả dạng này rất khó phân biệt vì màu đỏ
sẽ trông như thật và rất tự nhiên.
Dùng phân hữu cơ ủ yến trắng
NH3 có
trong phân chim yến nên người ta đã nghĩ ra cách ngâm tổ yến sào trắng trong hầm
phân hữu cơ một thời gian dài. Cách này thì công phu hơn và chủ động được sản
lượng và thời gian thu hoạch. Nhưng rất dễ phân biệt, vì là ủ trong hầm phân
hữu cơ nên màu sắc rất đều, đỏ từ chân tới tổ. Tùy theo thời gian ủ, 1 tháng sẽ
cho ra hồng yến. Kéo dài thêm 2 – 3 tháng cho ra tổ yến sào huyết.
Vậy
theo bạn tổ yến sào huyết có thật sự quý giá nữa không khi được con người tạo
ra như vậy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét